Tham luận: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền

THAM LUẬN
VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN
—————————

Kính thưa……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa các đồng chí.
Trước hết tôi đồng tình, nhất trí cao với dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong tình hình mới. Tôi nhận thức rằng việc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62 là hết sức cần thiết, là cơ sở để đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, cũng như chĩ rõ những hạn chế, yếu kém và đề ra những giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục thực hiện tốt Kết luận 62 trong những năm tới. Trên cơ sở gợi ý của chủ trì hội nghị, cùng với thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, sau đây tôi xin phát biểu ý kiến tham luận với chủ đề: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phát huy của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tham luận tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị

THAM LUẬN
VỀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN
—————————

Kính thưa……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa các đồng chí.
Trước hết tôi đồng tình, nhất trí cao với dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong tình hình mới. Tôi nhận thức rằng việc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62 là hết sức cần thiết, là cơ sở để đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, cũng như chĩ rõ những hạn chế, yếu kém và đề ra những giải pháp trọng tâm nhằm tiếp tục thực hiện tốt Kết luận 62 trong những năm tới. Trên cơ sở gợi ý của chủ trì hội nghị, cùng với thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương, sau đây tôi xin phát biểu ý kiến tham luận với chủ đề: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phát huy của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về phát triển văn hóa, con người Việt Nam

ĐẢNG BỘ HUYỆN ………….
ĐẢNG ỦY XÃ …….
*
Số ……….-BC/ĐU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

…………….., ngày …. tháng 4 năm 2019

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 09/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
————————–

Thực hiện Kế hoạch số ….-KH/HU ngày …./…./2019 của Huyện ủy về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ủy xã báo cáo kết quả 5 năm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết trên địa bàn, cụ thể như sau:

Tiểu luận: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

MỞ BÀI

Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa – nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh không những có đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa. Những điều đó đã tạo cho Vườn Quốc gia Bái Tử Long có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái. Thực tế, trong những năm qua, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã có nhiều giải pháp để phát triển và thu hút lượng lớn khách du lịch tham gia du lịch sinh thái, qua đó đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long vẫn chưa có định hướng phát triển đúng đắn để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng hoạt động du lịch sinh thái. Vì vậy, thông qua chương trình nghiên cứu thực tế lớp trung cấp lý luận chính trị – hành chính huyện……khóa 2017 – 2018, Tôi lựa chọn đề tài: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại VQG Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Tiểu luận: Vai trò của dự toán ngân sách và thực trạng lập dự toán ngân sách hiện nay

MỞ ĐẦU

Dự toán NSNN là bản dự trù các khoản thu, chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi ngân sách. Dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý.
Từ khi Luật NSNN được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004, tình hình lập, thẩm tra và quyết định dự toán ngân sách đã được cải thiện, chất lượng dự toán ngân sách ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, chất lượng dự toán hiện nay vẫn còn một số hạn chế, từ khâu lập, thẩm tra đến khâu quyết định dự toán NSNN, dự toán NSNN chưa thực sự trở thành căn cứ để quản lý điều hành ngân sách nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn NSNN vừa là quỹ tài chính tập trung lớn nhất của nhà nước vừa là công cụ để nhà nước quản lý điều hành kinh tế vĩ mô.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: Vai trò của dự toán ngân sách và thực trạng lập dự toán ngân sách hiện nay.