Phát biểu của lãnh đạo xã tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam

PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO ĐỊA PHƯƠNG
TẠI LỄ KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VIỆT NAM
————————-

Kính thưa …………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………….
Thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Hòa trong không khí vui mừng, phấn khởi của toàn đảng, toàn quân, toàn dân đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hôm nay, Tôi rất vui mừng tới dự Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN phụ nữ Việt Nam, sự kiện chính trị quan trong trong đời sống chính trị của phụ nữ xã nhà. Lời đầu tiên cho phép Tôi gửi tới các mẹ, các chị, các em phụ nữ xã nhà lời thăm hỏi và chúc mừng tốt đẹp nhất. Kính chúc các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Thưa các vị đại biểu!
Thưa toàn thể các đồng chí!
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu trong sự trường tồn của dân tộc ta.

Phát biểu khai mạc hội nghị quán triệt, học tập, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV

PHÁT BIỂU
KHAI MẠC HỘI NGHỊ HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ HUYỆN LẦN THỨ XXV NHIỆM KỲ 2020 – 2025
—–

Kính thưa………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kính thưa các vị đại biểu
Thưa các đồng chí
Thực hiện Kế hoạch số -KH/HU ngày tháng 8 năm 2020 của BTV Huyện ủy về quán triệt, học tập, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 25 nhiệm kỳ 2020 – 2025. Được sự đồng ý của Thường trực Huyện ủy, hôm nay Đảng ủy xã tổ chức hội nghị quán triệt, học tập, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 25 nhiệm kỳ 2020 – 2025. Thay mặt Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Tôi nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu và toàn thể các đồng chí về dự hội nghị. Kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu công tác thu chi, ngân sách trên địa bàn xã

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Chính quyền cấp xã là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính quyền địa phương; là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết công việc của dân, gắn bó với đời sống của dân, do dân và vì dân nên chính quyền cấp xã phải sử dụng ngân sách như một công cụ, phương tiện để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quy định của nhà nước về quản lý ngân sách xã – Điều lệ ngân sách xã lần đầu được ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Hội đồng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị định số 138/HĐBT ngày 19/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng khẳng định thêm sự quan trọng của ngân sách xã – ngân sách xã được coi là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, bao gồm 4 cấp ngân sách: Trung ương, tỉnh, huyện (thành, thị) thuộc tỉnh. Ngày 20/3/1996 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khóa X thông qua, ngày 16/12/2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 đã sửa đổi Luật ngân sách đã ban hành năm 1996. Tóm lại, từ khi có Điều lệ ngân sách xã theo Nghị định số 64-CP ngày 08/4/1972 của Chính phủ đến nay, đã có nhiều thay đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội. Nhà nước sử dụng công cụ Ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương. Luật Ngân sách nhà nước năm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý điều hành ngân sách, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế về cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động quản lý ngân sách của nhà nước và đặc biệt là ngân sách xã. Sản xuất kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, do đó số thu – chi của ngân sách xã cũng không ngừng phát triển. Điều này đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự vận động đi lên. Từ yêu cầu của thực tiễn trên, công tác quản lý ngân sách xã đã được các cấp chính quyền xem đây là nhiệm vụ then chốt để giúp cho công tác quản lý điều hành nói chung và quản lý Tài chính ngân sách nói riêng ở địa phương ngày càng đi vào nề nếp.

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, trong hoạt động công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước nói riêng và của hệ thống chính trị nói chung xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trong hệ thống chính trị nước ta, xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) là nền tảng của hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia; là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi giải quyết trực tiếp các vấn đề của người dân. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa là bộ phận cấu thành, vừa là chủ thể quản lý của bộ máy chính quyền ở cấp xã, là nhân tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương. Trước yêu cầu mới, phát triển toàn diện đội ngũ cán bộ cơ sở ngang tầm nhiệm vụ là việc cấp bách, đồng thời có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước. Do vậy, quản lý và nhận biết được thực trạng năng lực của đội ngũ CB, CC cấp xã là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao năng lực đội ngũ CB, CC nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã hay còn gọi là cấp cơ sở).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong các chính sách về cán bộ, công chức, những năm gần đây chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được Đảng, Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và mang lại những kết quả tích cực. Song nhìn chung, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn nhiều bất cập; chưa tạo được động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tự giác, hăng say nỗ lực làm việc, tận tâm, tận lực với việc công; chất lượng cán bộ, công chức cấp xã còn thấp, chưa thu hút được người trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực tốt vào làm việc và gắn bó lâu dài ở cấp xã; nhiều vướng mắc, bức xúc của người dân chưa được giải quyết, nhiều sai phạm ở cơ sở bắt nguồn từ phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức cấp xã. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi địa phương. Từ thực tế đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các chính sách đối với CB,CC cấp xã; các địa phương cần chủ động đề ra các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn cấp xã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:
Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 80 năm qua (1930 – 2017) đã chứng minh, cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Không có sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng không thể giành được thắng lợi. Thực tế lịch sử đã khẳng định: “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng, tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp tạo nguồn và phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ các cấp cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Đảng chỉ vững mạnh khi được xây dựng trên nền tảng là các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Vì thế, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và trong công tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn coi việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng là một trong những nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng.
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Trong công tác xây dựng Đảng, củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở đảng là vấn đề then chốt của nhiệm vụ then chốt. Các Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, Nghị quyết Trung ương 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/6/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên giai đoạn 2013 – 2020 đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trước yêu cầu nhiệm vụ mới.