PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, từ khi có Đảng, chưa bao giờ Đảng ta xem nhẹ vấn đề đổi mới chỉnh đốn đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Điều đó có ý nghĩa quyết định sự sống còn của vận mệnh đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định nhất bảo đảm cho sự định hướng đi lên XHCN trên con đường phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhiệm vụ xây dựng Đảng đã thực sự giữ vai trò then chốt, thì nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Với vị trí là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị cơ sở, vai trò cơ sở Đảng rất quan trọng. Tổ chức cơ sở Đảng là nơi triển khai tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng cấp trên, biến đường lối, nghị quyết của Đảng thành hiện thực. Mọi hoạt động chủ yếu của Đảng và trước hết được thực hiện đến tận cơ sở. Vì vậy, ngay từ khi ra đời đến suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng, nâng cao năng lự lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ, Đảng bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cốt yếu trong công tác xây dựng Đảng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua công tác xây dựng Đảng của chi bộ Trường Mầm non …………., huyện …………. có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt công tác, chất lượng đội ngủ giáo viên, Đảng viên đạt được nhiều kết quả: đội ngũ Đảng viên có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tính tiên phong gương mẫu của Đảng viên, tạo niềm tin thúc đẩy sự phấn đấu trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng. Đoàn kết, thống nhất, chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trường, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra làm cho nhà trường không ngững đổi mới và phát triển.
Song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn có những tồn tại, hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới hiện nay: vai trò hạt nhân lãnh đạo đôi lúc chưa thể hiện rõ rệt, một số Đảng viên chưa phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, xem nhẹ tính tổ chức của Đảng, kỷ luật đảng chưa nghiêm, việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình chưa cao. Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lãnh đạo của chi bộ. Vì vậy, để xây dựng Chi bộ nhà trường từng bước phát triển đáp ứng với những đòi hỏi nhiệm vụ mới, bản thân là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ trường Mầm non ………….. , huyện …………” để làm tiểu luận tốt nghiệp.
2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ Trường Mầm non ……….., huyện ……….., tỉnh ………….. từ năm 2012 đến nay. Trên cơ sở khảo sát trực tiếp hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ Trường Mầm non ……………
3. Mục đích nghiên cứu.
Từ thực trạng về vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ Trường Mầm non …………, đánh giá những mặt ưu điểm, đồng thời chỉ ra những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng.
Sử dụng một số phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, thống kê, biểu bản và một số phương pháp khác để giải quyết những vấn đề của đề tài đặt ra.
Loại file : word số trang : 24 Phí dowload 100.000