Tiểu luận: Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức trong quản trị học

LỜI MỞ ĐẦU

Tổ chức là sự sắp xếp người một cách có hệ thống nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Một tổ chức có ba đặc tính chung: Một là, mỗi một tổ chức đều được hình thành và tồn tại vì một mục đích nào đó; Và chính sự khác biệt về mục đích của mỗi tổ chức dẫn đến sự khác biệt giữa tổ chức này và tổ chức khác. Hai là, mỗi tổ chức phải là tập hợp gồm nhiều thành viên. Cuối cùng là tất cả các tổ chức đều được xây dựng theo một trật tự nhất định. Cấu trúc trong một tổ chức định rõ giới hạn hành vi của từng thành viên thông qua những luật lệ được áp đặt, những vị trí lãnh đạo và quyền hành nhất định của những người này cũng như xác định công việc của các thành viên khác trong tổ chức.
Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Khi một cơ cấu tổ chức đã hoàn chỉnh, sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ những kỳ vọng của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức còn góp phần xác định quy chế thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức.
Trong bối cảnh hiện nay, trước những biến đổi ngày càng mạnh mẽ của thế giới, nhất là tác động của khoa học công nghệ, cũng như những nhân tố chủ quan, và khách quan, đòi hỏi mỗi tổ chức phải xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, phát huy tối ưu những điều kiện bên trong và tranh thủ các nhân tố bên ngoài để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Muốn vậy các tổ chức phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức trong quản trị.
Từ các kiến thức trong học tập và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài” Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức trong quản trị học” làm tiểu luận học phần Quản trị học.

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn

MỞ ĐẦU
Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò quan trọng của văn hóa, coi đó là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Việc chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, văn hóa trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trong đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, có trách nhiệm với nhân dân và xã hội. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, việc xây dựng, thực thi và nâng cao văn hóa công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nền hành chính nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương; là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và bảo đảm cho đường lối, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống; là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; trực tiếp xử lý công việc hằng ngày, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân; thực hiện quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội theo quy định của pháp luật; xử lý các tình huống, diễn biến phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước sẽ góp phần tạo ra môi trường văn hóa để mỗi cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập, rèn luyện, xứng đáng là những “công bộc” của dân, tôn trọng, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; qua đó xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính văn minh, hiện đại, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Trong những năm qua, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị xã ….., huyện ……….., tỉnh ……….. đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án văn hóa công vụ ban hành kèm theo Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua đó đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kỷ luật, kỷ cương được tăng cường, lề lối, tác phong, hiệu quả công tác được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện Đề án văn hóa công vụ trên địa bàn ………… còn những hạn chế cần khắc phục. Từ những kiến thức và thực tiễn công tác, Tôi chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn ………… làm tiểu luận học phần: Văn hóa và phát triển.

Tiểu luận: Giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU

Từ những năm 80 trở lại đây, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ na-no… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và phát triển toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới, được nhiều quốc gia lựa chọn làm chiến lược phát triển, điển hình như: Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore, Úc – nơi các yếu tố của nền kinh tế tri thức ở mức khá cao, trong đó các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đã đóng góp trên 40% GDP; và đang hình thành tại một số quốc gia đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan…
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và xuất phát từ nhu cầu rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội lần thứ IX (năm 2001) của Đảng đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Trong Báo cáo tại Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “Kinh tế tri thức đang có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất”. Hơn 2 thập kỷ qua, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đã đạt được những thành quả rất quan trọng, góp phần làm chuyển mình và nâng cao thế và lực của đất nước. Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam còn những hạn chế, khó khăn và thách thức, đòi hỏi có các giải pháp phát triển kinh tế tri thức. Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Tiểu luận: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng con người mới và phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.

MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất của mỗi quốc gia chính là con người. Vì vậy, mục đích phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, xét đến cùng, phải vì con người, cho con người, tạo môi trường thuận lợi để con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức khoẻ và có cơ hội phát huy mọi năng lực sáng tạo. Nhận thức được điều đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định vai trò đặc biệt của nhân tố con người với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội, của sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Với ý nghĩa đó tác giả lựa chọn đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng con người mới và phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.

Tiểu luận: Đảm bảo hài hòa lợi ích và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

MỞ BÀI
Trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định: “Bảo đảm lợi ích, sự kết hợp hài hòa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích công bằng, hợp lý cho mọi người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế”. Chính vì vậy, việc giải quyết các quan hệ lợi ích một cách hài hòa, chính là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị trên địa bàn huyện ., tỉnh……….. đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hàng hóa gắn với thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, thông qua đó đã phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh, cũng đặt ra những vấn đề lớn, nóng trong vấn đề bảo vệ môi trường như nạn chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng, ô nhiễm tài nguyên đất, nước, không khí, tiếng ồn; vấn đề thu gom và xử lý rác thải….Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi huyện ……., tỉnh ……….. phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng huyện ………… phát triển nhanh và bền vững. Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảm bảo hài hòa lợi ích và bảo vệ môi trường tại huyện …………, tỉnh ……….. trong giai đoạn hiện nay” làm bài thu hoạch hết học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin.