MỞ ĐẦU
Việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng và Nhà nước đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trong cả nước, và từng bước được bổ sung, hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo.
Đối với Vĩnh Phúc – một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc liền kề với Thủ đô Hà Nội, nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, vùng đất có bề dày lịch sử, với những nét văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc khác nhau. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra những bước phát triển vượt bậc, nhất là trong phát triển các khu công nghiệp. Vì vậy, ngay từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến nay đã có 11 KCN được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích quy hoạch hơn 2.300ha, bao gồm: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II, Phúc Yên, Chấn Hưng, Tam Dương II, Sơn Lôi và Thăng Long Vĩnh Phúc. Tính đến tháng 8/2017, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 213 dự án đầu tư, bao gồm 171 dự án FDI, với số vốn đăng ký gần 2,7 tỷ USD; 42 dự án DDI, với số vốn đăng ký gần 15.000 tỷ đồng. Hiện có 181 dự án tại các KCN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 70 nghìn lao động, trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 80% tổng số lao động. Những thành công của các KCN đã góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao thứ 3 của cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập như: số dự án đầu tư từ các thị trường lớn như Mỹ và EU còn hạn chế; các dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái,.v.v.. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả chọn “ Thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc” làm đề tài bài thu hoạch thực tế Lớp trung cấp lý luận chính trị – Hành chính huyện Sông Lô khóa 2016 – 2017.
Loại file : word
số trang : 17
Phí dowload 50000
Tài liệu này được tính phí là : 50000
Bạn có thể sử dụng các phương thức sau để thanh toán với chúng tôi:
1. Chuyển khoản qua Ngân hàng
Bạn vui lòng chuyển khoản đến một trong các ngân hàng sau:
-
, số tài khoản: 42510001769212, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) , Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Sau khi chuyển khoản thành công, bạn gọi số máy
0941.404.792, hoặc kết bạn Zalo số 0941.404.792 để được hỗ trợ gửi tài liệu theo yêu cầu
2. Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại
Nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ cào điện thoại, đề nghị quý khách vui lòng sử dụng trình duyệt Firefox hoặc Google Chrome để tiến hành nạp thẻ, xin trân trọng cảm ơn!
Bạn hãy mua thẻ điện thoại và nạp thông tin thẻ (thẻ chưa kích hoạt) vào Form dưới đây để thanh toán với chúng tôi.
Bạn sẽ được nhận link download ngay sau khi nạp tiền thành công!
MỞ ĐẦU
Việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng và Nhà nước đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trong cả nước, và từng bước được bổ sung, hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo.
Đối với Vĩnh Phúc – một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc liền kề với Thủ đô Hà Nội, nơi có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, vùng đất có bề dày lịch sử, với những nét văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc khác nhau. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo ra những bước phát triển vượt bậc, nhất là trong phát triển các khu công nghiệp. Vì vậy, ngay từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến nay đã có 11 KCN được thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích quy hoạch hơn 2.300ha, bao gồm: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II, Phúc Yên, Chấn Hưng, Tam Dương II, Sơn Lôi và Thăng Long Vĩnh Phúc. Tính đến tháng 8/2017, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 213 dự án đầu tư, bao gồm 171 dự án FDI, với số vốn đăng ký gần 2,7 tỷ USD; 42 dự án DDI, với số vốn đăng ký gần 15.000 tỷ đồng. Hiện có 181 dự án tại các KCN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 70 nghìn lao động, trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 80% tổng số lao động. Những thành công của các KCN đã góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao thứ 3 của cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập như: số dự án đầu tư từ các thị trường lớn như Mỹ và EU còn hạn chế; các dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái,.v.v.. Xuất phát từ thực trạng trên tác giả chọn “ Thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc” làm đề tài bài thu hoạch thực tế Lớp trung cấp lý luận chính trị – Hành chính huyện Sông Lô khóa 2016 – 2017.