Tiểu luận: THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG THÀNH LẬP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…
Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. Ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hót đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.

Chương I
THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
TRONG THÀNH LẬP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
I.Thành lập và quản lý các ĐKKT tại Trung Quốc
1. Quá trình thành lập các ĐKKT
1.1. ĐKKT trong chiến lược cải cách kinh tế của Trung Quốc
Trước khi thực hiện cải cách mở cửa kinh tế vào năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên cơ sở lạc hậu, hạn chế các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài. Là một nước XHCN xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một con đường phát triển phù hợp với thực trạng của đất nước. Chính sách nửa đóng cửa, nửa mở cửa đôi khi đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng bế tắc. Sản xuất không ổn định, hoạt động thương mại cầm chõng và cơ sở hạ tầng rất kém phát triển. Các cuộc đại nhảy vọt đã đem lại sự phiêu lưu đầy lãng phí và rối ren cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Thêm vào đó những sai lầm của cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” mà thiệt hại của nó đã lên đến 500 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT) đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng khủng hoảng.
Xét vế đường lối đối ngoại trước năm 1978, thuyết “ba thế giới” của Mao Trạch Đông coi Mỹ và Liên Xô là thế giới thứ nhất, Nhật Bản và các nước Tây Âu là thế giới thứ hai, tù coi mình là thế giới thư ba, Trung Quốc đã tự chuốc lấy sự xa lánh của thế giới và thực sự bị cô lập. Cùng với những xung đột về tư tưởng chính trị trong nước, đường lối đối ngoại trên đã gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc đã tìm mọi cách để thoát ra. Do đó, nhu cầu cần có một cuộc cải cách làm thay đổi và chuyển biến căn bản tình hình và đưa Trung Quốc vào quỹ đạo phát triển của thế giới là cần thiết. Điều đó đòi hỏi phải cải cách thể chế XHCN mà trước hết là thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Trong lúc nền kinh tế xã hội Trung Quốc đang đứng trên bờ vực sụp đổ thì những thay đổi lớn lao về nhận thức này là ngọn gió tốt lành giúp Trung Quốc giải quyết được những vấn đề sai lầm do quá khứ để lại, mở đường cho sức sản xuất phát triển, là động lực mạnh mẽ góp phần đưa đất nước Trung Quốc đi tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Loại file : word số trang : 48 Phí dowload 100.000

Tài liệu này được tính phí là : 100.000
Bạn có thể sử dụng các phương thức sau để thanh toán với chúng tôi:

1. Chuyển khoản qua Ngân hàng

Bạn vui lòng chuyển khoản đến một trong các ngân hàng sau:

  • , số tài khoản: 42510001769212, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) , Chi nhánh Vĩnh Phúc.
Sau khi chuyển khoản thành công, bạn gọi số máy 0941.404.792, hoặc kết bạn Zalo số 0941.404.792 để được hỗ trợ gửi tài liệu theo yêu cầu

2. Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại

Nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ cào điện thoại, đề nghị quý khách vui lòng sử dụng trình duyệt Firefox hoặc Google Chrome để tiến hành nạp thẻ, xin trân trọng cảm ơn!
Bạn hãy mua thẻ điện thoại và nạp thông tin thẻ (thẻ chưa kích hoạt) vào Form dưới đây để thanh toán với chúng tôi.
Bạn sẽ được nhận link download ngay sau khi nạp tiền thành công!

Hệ thống nạp thẻ cào

Loại thẻ
Mệnh giá
Mã thẻ
Seri

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…
Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. Ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hót đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.

Chương I
THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
TRONG THÀNH LẬP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
I.Thành lập và quản lý các ĐKKT tại Trung Quốc
1. Quá trình thành lập các ĐKKT
1.1. ĐKKT trong chiến lược cải cách kinh tế của Trung Quốc
Trước khi thực hiện cải cách mở cửa kinh tế vào năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc phát triển trên cơ sở lạc hậu, hạn chế các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài. Là một nước XHCN xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một con đường phát triển phù hợp với thực trạng của đất nước. Chính sách nửa đóng cửa, nửa mở cửa đôi khi đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng bế tắc. Sản xuất không ổn định, hoạt động thương mại cầm chõng và cơ sở hạ tầng rất kém phát triển. Các cuộc đại nhảy vọt đã đem lại sự phiêu lưu đầy lãng phí và rối ren cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Thêm vào đó những sai lầm của cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” mà thiệt hại của nó đã lên đến 500 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT) đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng khủng hoảng.
Xét vế đường lối đối ngoại trước năm 1978, thuyết “ba thế giới” của Mao Trạch Đông coi Mỹ và Liên Xô là thế giới thứ nhất, Nhật Bản và các nước Tây Âu là thế giới thứ hai, tù coi mình là thế giới thư ba, Trung Quốc đã tự chuốc lấy sự xa lánh của thế giới và thực sự bị cô lập. Cùng với những xung đột về tư tưởng chính trị trong nước, đường lối đối ngoại trên đã gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc đã tìm mọi cách để thoát ra. Do đó, nhu cầu cần có một cuộc cải cách làm thay đổi và chuyển biến căn bản tình hình và đưa Trung Quốc vào quỹ đạo phát triển của thế giới là cần thiết. Điều đó đòi hỏi phải cải cách thể chế XHCN mà trước hết là thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Trong lúc nền kinh tế xã hội Trung Quốc đang đứng trên bờ vực sụp đổ thì những thay đổi lớn lao về nhận thức này là ngọn gió tốt lành giúp Trung Quốc giải quyết được những vấn đề sai lầm do quá khứ để lại, mở đường cho sức sản xuất phát triển, là động lực mạnh mẽ góp phần đưa đất nước Trung Quốc đi tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Các bài viết liên quan