MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Trang 2
PHẦN II: NỘI DUNG Trang 4
– Mô tả tình huống
– Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
– Xác định mục tiêu của tình huống
– Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
– Lập kế hoạch tổ chức và phương án đã lựa chọn
– Đề xuất và kiến nghị
PHẦN III. KẾT LUẬN Trang 15
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy……Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử.
Công cuộc cải cách thủ tục hành chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1994 kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994. Từ đó đến nay, Chính phủ đã nổ lực thực hiện với nhiều nội dung cải cách đã được thể chế hóa trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ như đăng ký kinh doanh, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư nước ngoài, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan,… và người dân cũng dễ nhận thấy những thay đổi căn bản trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính này.
Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính (mà đặc biệt là việc triển khai thực hiện thành công Đề án 30) sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Thực tế triển khai Đề án 30 tại các tỉnh nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng cho thấy, sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính được thông qua đã cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm được sẽ được tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội.
Vì vậy, trong tiểu luận cuối khoá này tôi chọn đề tài “Một số thiếu xót trong công tác tổ chức triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Sở G tỉnh H là do đâu ? ”.
Qua đây, Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được tham gia khóa học này, xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thiện tiểu luận. Do trình độ và thời gian hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên trong quá trình hoàn thành tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Loại file : word số trang : 18 Phí dowload 100.000