I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
Năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc – một tác phẩm nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã đề cập rất nhiều nội dung cơ bản về tư cách, đạo đức người cách mạng, về phương thức, phong cách lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Lãnh đạo đúng có nghĩa là: phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát. Như vậy, Người đã chỉ ra những yếu tố tạo nên sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đó cũng chính là quy trình, cách thức, phương pháp lãnh đạo đúng đắn của Đảng
Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng được dùng chính thức ở Việt Nam lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) cùng với khái niệm hệ thống chính trị. Trong Nghị quyết Hội nghị đã ghi rõ: “Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị”, “đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng”, “Đảng ta phải tự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của mình”.
Từ sau Đại hội VII trở đi, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, khái niệm “phương thức lãnh đạo của Đảng” được dùng rất phổ biến và quen thuộc. Trong báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng giai đoạn 1975 – 1995 khẳng định phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Một số đề tài nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước giai đoạn 1996 – 2000 cho rằng, phương thức lãnh đạo không chỉ là vấn đề nghiệp vụ mà trở thành vấn đề có tính quan điểm.
Ph¬ương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, qui trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác động vào các lực lư¬ợng xã hội, các tổ chức, cá nhân…, biến các chủ tương, đư¬ờng lối, chính sách của Đảng thành nhận thức và hành động của đối tư¬ợng lãnh đạo, nhằm thực hiện bằng đ¬ược các nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra
Phư¬ơng thức lãnh đạo của Đảng biểu hiện trên các mặt sau
– Về khoa học tổ chức: Là hành động kết hợp, liên kết, tổ chức lực lượng cách mạng dư¬ới sự tác động của đ¬ường lối của Đảng.
– Về tâm lý lãnh đạo: Là hành động khơi dậy tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tính tích cực xã hội của nhân dân.
– Về năng lực lãnh đạo của Đảng: Là trình độ tổ chức mọi hoạt động lãnh đạo một cách khoa học, sáng tạo, hợp qui luật khách quan, phù hợp với từng đối tư¬ợng lãnh đạo, từng lĩnh vực hoạt động.
– Về nghệ thuật lãnh đạo: Là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính cách mạng và tính khoa học, chiến lư¬ợc và sách l¬ược, sự nhiệt tình cách mạng và trí tuệ thông minh.
– Về hiệu quả lãnh đạo: Là những ph¬ương án hành động tối ư¬u để huy động lực lư¬ợng hành động đạt kết quả cao nhất, ít tốn kém nhất
“Phương thức lãnh đạo” không hoàn toàn đồng nhất với “phương thức hoạt động”; nó là một nội dung chủ yếu trong phương thức hoạt động của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền. Khi nói phương thức lãnh đạo thì không thể tách rời nội dung lãnh đạo, và được đặt trong mối quan hệ biện chứng với tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ chế vận hành, phong cách công tác, lề lối làm việc của hệ thống tổ chức và mỗi con người cán bộ, đảng viên, công chức.
Phương thức lãnh đạo của Đảng có nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau:
– Đảng lãnh đạo xã hội: bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại..
Loại file : word số trang : 15 Phí dowload 100.000