MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần mở đầu 2
Phần nội dung 6
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 6
I- Cơ sở lý luận của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 6
II- Truyền thống kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ 13
Chương II : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới 21
A- Thực trạng đất nước trước năm 1986 21
B- Thời kỳ đổi mới 23
I- Phát huy sức mạnh dân tộc, mở rộng quan hệ đối ngoại trên mọi phương diện, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trong thời kỳ mới 23
II- Tiếp tục sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 37
III- Những thành tựu đạt được sau 15 năm đổi mới trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 50
IV- Phương hướng của sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới 53
V- Những kết luận về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới 56
Phần kết luận 58
PHẦN MỞ ĐẦU
I- TÍNH CẤP THIẾT CỬA ĐỀ TÀI
Khát vọng về cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng của mỗi con người. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới để có được một xã hội tiến bộ, một cuộc sống hài hoà, một nền kinh tế phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải được quan tâm đặt lên vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Với chiều dài lịch sử hàng trăm năm nay thì sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn là một vấn đề mang tính chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các nước. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại là một vấn đề không mới, trong kháng chiến giành độc lập dân tộc nhờ sự kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế mà họ đã đánh đuổi được quân xâm lược. Vì vậy trong thời kì đổi mới đòi hỏi các nước đang phát triển phải tăng cường mở rộng hơn nữa sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để tiến hành xây dựng đất nước.
Dân tộc việt nam cũng vậy để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc thì ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết vận dụng sức người sức của, vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài tạo thành sức mạnh để xây dựng đất nước
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã thể hiện sâu sắc lòng qyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản dân tộc ta đã biết đoàn kết một lòng, tự lực tự cường, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân. Không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo đảng phái ….. kết hợp sức mạnh trong nước với quốc tế làm nên những chiến thắng rực rỡ từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến chiến thắng 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ làm chất động địa cầu đến mùa xuân 1975 ta đẫ giành được thắng lợi hoàn toàn, giang sơn về một mối, đất nước đi vào xây dựng cuộc sống mới hoà bình Êm no.
Nh vậy trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được đảng ta vận dụng để chiến thắng kẻ thù mang lại độc lập tự do cho đất nước. Nhưng trong thời kỳ đổi mới với xu thế thời đại mới sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng ta vận dụng như thế nào. Ngay từ đại hội đảng VI – 1986 Đảng đã chủ chương đẩy mạnh sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Đại hội đảng VII, VIII, IX tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối đúng đắn đó.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới với những thành tựu đã đạt được, chứng tỏ quan điểm của đảng về sự đẩy mạnh kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kì đổi mới là đúng đắn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Trong xu thế thời đại mới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế còn là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta hay không? Nhìn nhận sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của nước ta trong những năm qua như thế nào? nó có vai trò nh thế nào trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan điểm, nội dung cụ thể, giải pháp bước đi của đảng ta trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế ra sao? đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người. Với lý do đó tôi chọn đề tài: “Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới”
II- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Với mục đích làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đôỉ mới, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của dề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát chi tiết, cụ thể những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của đất nước, đề tài sẽ làm rõ sự cần thiết phải có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế, đó là vấn đề khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung. Trên cơ sở đó đề tài sẽ làm rõ được quan điểm, nội dung, bước đi của sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thông qua các kỳ Đại hội, bắt đầu từ Đại hội VI cho đến nay.
III- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Đây là một đề tài rất rộng lớn về nội dung, phạm vi góc độ. Từ trước đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng. Song chủ yếu là nghiên cứu trong phạm vi : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong suốt cả thời kỳ trước và sau đổi mới,chủ trương chính sách đối ngoại nói chung của Đảngvà Nhà nước trước và sau đổi mới …. Một số đề tài còn nghiên cứu từng góc độ của sự kết hợp dân tộc và quốc tế như : Sẵn sàng là bạn chủ động hội nhập, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới … Ngoài ra còn một số bài báo được đăng trên các tạp chí như : Nắm chắc thời cơ vượt qua thách thức, tạo những điều kiện để chủ động hội nhập ; phát huy sức mạnh dân tộc với sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…..
Ở đề tài này với thời gian và trình độ có hạn tôi đi vào nghiên cứu : “Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc Õ trong cách mạng Việt Nam trong thời kì đổi mới. ”
IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận khảo sát và nghiên cứu các quan điểm, đường lối chủ trương, phương hướng giải quyết của Đảng ta về sự kết hợp hài hoà nhân tố dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế vốn có từ khi cha ông ta bắt đầu dựng nước và giữ nước , trải qua bao thời kỳ lịch sử đất nước và duy trì cho đến ngày nay. Nhưng trong thời kỳ mới sự kết hợp đó phải được phát triển như thế nào? từ đó có thể sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu.
1. Phương pháp thống kê phân loại : Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý những tư liệu cần thiết có liên quan đến sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong cách mạngViệt Nam trong thời kỳ đổi mới.
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp khái quát: Sử dụng phương pháp này trên cơ sở phân tích mổ xẻ từng vấn đề cụ thể sau đó tổng hợp lại thành từng luận điểm rồi nâng lên tầm khái quát chung.
Ngoài ra để nghiên cứu, đề tài này còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp nhằm tổng hợp nhấn mạnh một số vấn đề đã phân tích.
V- NHỮNG NÉT MỚI TRONG ĐỀ TÀI.
Nét mới ở đây là đề tài nghiên cứu khảo sát sâu hơn, kỹ hơn, toàn diện hơn những quan điểm, chủ chương của Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam kể từ năm 1986 trở lại đây
Hiện nay xu thế thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi mọi quốc gia trên thế giới phải chủ động hội nhập vì vậy nét mới ở đây là nghiên cứu sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong sự phát triển của xu thế thế giới hiện đại.
VI- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Về mặt lý luận đề tài nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ gắn bó giữa đoàn kết dân tộcvà đoàn kết quốc tế. Thực chất đề tài nghiên cứu sự áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. Vì vậy nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết bước đầu làm quen với việc đọc và tìm hiểu tài liệu, rèn luyện tư duy khoa học. Qua nghiên cứu đề tài sẽ thấy được sự đúng đắn khoa học của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó người đọc sẽ giữ vững quan điểm và lập trường đúng đắn của học thuyết chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn: đề tài khảo sát trên thực tế Đảng ta với sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam vào thời điểm từ năm 1986 đến nay. Chính vì vậy qua đề tài người đọc sẽ thấy được sự phát trriển của đất nước qua các số liệu đề tài thống kê, thấy được sự pháp triển hẳn về chất khi có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ mới. Đặc biệt qua đề tài chúng ta sẽ thấy được quan điểm đúng đắn của Đảng ta về sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới, từ đó sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chủ trương của Đảng có ý thức thực hiện nó. Đồng thời qua đề tài chúng ta sẽ tin tưởng vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, tin tưởng vào một xã hội tiến bộ trong tương lai.
Loại file : word số trang : 60 Phí dowload 200.000