MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Bút ký triết học là một trong các tác phẩm kinh điển triết học Mác – Lênin, tuy không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh, song nó có ý nghĩa lý luận và chính trị hết sức to lớn và là nền tảng lý luận của một giai đoạn phát triển tư tưởng triết học mác-xít được mệnh danh là giai đoạn Lênin. Nội dung tập trung của Bút ký triết học là phép biện chứng duy vật, những quy luật và những phạm trù cơ bản của nó, lịch sử hình thành và ý nghĩa của chúng đối với các khoa học xã hội và khoa học tự nhiên v.v.. Phép biện chứng duy vật mà Lênin phát triển trong Bút ký triết học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, phục vụ cuộc đấu tranh chống triết học tư sản, chống chủ nghĩa giáo điều.
Trong tác phẩm Bút ký triết học sự cần thiết xây dựng phép biện chứng duy vật như phương pháp khoa học của sự nhận thức và cải tạo thực tiễn xuất phát từ những đòi hỏi đặt ra trước các nhà lý luận mác-xít vào nhưng năm Chiến tranh của thế giới thứ nhất.
Chúng ta ta biết rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới. Trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng và thực tiễn xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và nhận thức những giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tôi đã nghiên cứu đề tài: ” Nội dung cơ bản của phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký Triết học của V.I.Lênin”.
2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những quan điểm của V.I.Lênin về phép biện chứng trong tác phẩm “Bút ký Triết học” của ông.
Nghiên cứu nội dung nổi bật nhất phép biện chứng với tính cách là một khoa học triết học và vấn đề thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và logic học trong tác phẩm.
3.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có thể nói, nội dung này được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình tiêu biểu đã công bố có liên quan đến đề tài tiểu luận như:
“Lịch sử phép biện chứng từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin”; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô; Nxb CTQG, Hà Nội, 1998.
“Giới thiệu tác phẩm “Bút ký triết học” của V.I. Lênin”, Nxb CTQG; Hà Nội, 2009.
“Triết học – phần 2: Giới thiệu các tác phẩm kinh điển”; Nguyễn Hùng Hậu; Nxb Lý luận chính trị, Hà nội, 2011
“Vấn đề Triết học trong tác phẩm của C.Mác – Ph. Ăngghen, V.I. Lênin “; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Các công trình trên là sự gợi ý và cung cấp một số cơ sở luận chứng, luận cứ để tác giả hoàn thành việc nghiên cứu đề tài
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là: Làm rõ nội dung cơ bản của phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký Triết học của V.I.Lênin.
– Để thực hiện mục tiêu này tác giả xác định cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu những quan điểm V.I.Lênin về nội dung cơ bản của phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký Triết học.
+ Phân tích, tổng kết đưa ra các luận điểm đã được ông sáng tạo.
+ Ý ngĩa của tác phẩm
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này tác giả đã tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá xem xét vấn đề. Đặc biệt tác giả sử dụng những nguyên lý, phạm trù cơ bản như: Bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, quy luật lượng – chất … để tiến hành nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài này là: Logic – Lịch sử, phân tích – tổng hợp, đồng thời coi trọng điều tra khảo sát thực tiễn.
– Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích sắp xếp, tóm tắt tài liệu… ngoài ra tác giả còn tiến hành thảo luận với các thầy cô giáo để bổ sung nhiều tri thức quý báu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.
6. Kết cấu nội dung của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, 8 tiết.
Loại file : word số trang : 29 Phí dowload 100.000